Đàm phán với nhà cung cấp là một trong những khâu quan trọng đối với bất kì đơn vị bán lẻ nào. Tuy nhiên đối với những người mới khởi nghiệp thì đây lại là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi chưa có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để thương lượng và đàm phán.
Bài viết này Blog Đọc Ngẫm sẽ cung cấp 10 bí quyết đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp hiệu quả.
Đàm phán với nhà cung cấp
1. Biết những gì bạn muốn và những gì đối tác muốn
Nghe thì rất đơn giản nhưng thực hiện được thì không dễ dàng bởi nhiều khi chúng ta còn không thực sự biết bản thân đang muốn gì. Tuy nhiên trong kinh doanh thì bạn cần phải biết cụ thể những gì bạn muốn từ giao dịch hoặc đàm phán.
Bạn mong muốn và có những yêu cầu gì ở sản phẩm từ chất lượng, số lượng, bảo hành, thời gian, chiết khấu…Tuyệt đối không để nhà cung cấp nêu vị trí của họ và xác định những quyền lợi của bạn. Để chắc chắn bạn có thể viết những điều đó ra giấy theo hệ thống hoặc dưới dạng bản đồ tư duy trước khi bắt đầu cuộc đàm phán.
Song song với việc biết mình muốn gì thì bạn cũng cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của đối tác, thậm chí là phải biết chính xác họ cần gì. Một lần nữa, phải rất cụ thể về giá cả, tỷ lệ phần trăm, số lần…
Để sau đó, bạn có kịch bản tốt hơn cho cuộc đàm phán, hướng nội dung và kết quả theo kịch bản đã định trước.
2. Đàm phán kinh doanh phải luôn kiên trì
Việc thiếu kiên nhẫn có thể phá hỏng toàn bộ sự nghiệp và thể hiện bạn không phải một người chuyên nghiệp. Một chuyên gia đã nhận định “sự thiếu kiên nhẫn của bạn có thể tàn phá các đàm phán nếu bạn quá nóng vội để đạt được kết quả.
Hãy tỉnh táo và đừng nóng vội với lời đề nghị đầu tiên. Không bao giờ chấp nhận lời đề nghị đầu tiên”. Bởi bất kì lời đề nghị đầu tiên nào cũng có lợi cho người đưa ra yêu cầu đó, bạn sẽ nhận được ít hơn.
Hãy để đối tác thấy rằng họ đã đẩy bạn đến điểm giới hạn và nếu như họ cứ như vậy thì sẽ mất bạn.
3. Phù hợp với lợi ích của đối tác
Bất kì cuộc đàm phán nào cũng có qua có lại nên khi mong đợi bất cứ ai để cung cấp cho bạn bất cứ điều gì, bạn cần biết rằng bạn phải cung cấp giá trị, lợi ích đối với họ, cho dù trong một cuộc đàm phán bằng lời nói hoặc văn bản đề nghị.
Khi bạn biết những gì họ muốn, để kiểm tra danh sách các điểm tương tác cho bản thân hoặc công ty của bạn, và tìm kiếm các điểm phù hợp với nhu cầu của đối tác đàm phán của bạn.
Nhà đàm phán chuyên nghiệp sẽ tìm thấy những điểm có thể chưa thỏa mãn mong muốn của bên kia đã không được đề cập và chỉ ra cách làm để thỏa mãn họ.
Đàm phán dựa trên lợi ích của cả 2 bên
4. Đừng tự đào mồ chôn mình
Nghệ thuật khi đàm phán là bạn phải biết tiến biết lui đúng lúc và có những nhượng bộ cần thiết. Đừng vơ vét hết lợi ích về phái mình mà cũng phải cho phép bên đối tác cảm thấy họ đã nhận được một cái gì đó, một món hời sau khi rời khỏi cuộc đàm phán.
Lời khuyên là nhượng bộ trước những điểm quan trọng sẽ không phải là cách bạn nên làm, hãy nhượng bộ những gì không thực sự quan trọng với bạn. Đừng bao giờ chết trên “ngọn đồi” chứa đựng những lợi ích cốt lõi của bạn.
5. Giữ giới hạn đàm phán của chính mình nhưng vẫn phải linh hoạt
Một cuộc đàm phán với đối tác được ví như một cuộc đấu giá vậy. Nhiều trường hợp người mua sẽ liên tục bị đẩy vào vòng xoáy giá cả tăng dần, cuối cùng người trả giá cao nhất sẽ được mua ở mức giá cao hơn ban đầu rất nhiều, sau đó họ không bao giờ tin rằng mình đã chấp nhận mức giá như vậy.
Các chuyên gia lí giải là bởi họ không biết mức giá trần của sản phẩm. Điều này rất phổ biến trong đàm phán kinh doanh. Chính vì vậy bạn phải xác định và ghi nhớ điểm giới hạn và khoảng linh hoạt của bản thân, tuyệt đối không bị cuốn vào vòng xoáy đối phương đặt ra.
Bản thân bạn và khả năng tài chính của bạn cho phép bạn chấp nhận tối thiểu những điều kiện và mức giá nào.
Đàm phán với nhà cung cấp cần phải linh hoạt
6. Loại bỏ suy nghĩ kẻ thắng người thua trong đàm phán kinh doanh
Không nên xác định rõ người thắng kẻ thua trong một cuộc đàm phán kinh doanh, kết quả tốt nhất là cả hai bên cùng có lợi để có thể hợp tác lâu dài. Cách tư duy đó sẽ dễ dàng đem lại thành công hơn.
Hãy tìm những khoảng trống lợi ích của đối tác mà bạn có thể lấp đầy để thương lượng, sử dụng lợi thế của mình và họ cũng sẽ dùng lợi thế của họ lấp đầy lỗ hổng của bạn. Cả hai sẽ cùng thắng nếu tất cả các bên tiếp tục lắng nghe nhu cầu của phe đối lập thay vì chỉ tìm cách để đánh bại họ.
7. Có phương án thỏa hiệp khả thi
Chắc chắn cả hai bên sẽ có những điều kiện đàm phán và hi vọng đối phương chấp nhận và điều chỉnh chúng. Có một số điều kiện là vô cùng quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn nhưng lại chẳng là gì đối với đối phương.
Vậy nên bạn cần phải linh hoạt và thỏa hiệp khi cần để hướng tới những kết quả tốt hơn. Miễn là bạn không chút do dự về mục tiêu đàm phán quan trọng của bạn, bạn có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho phép cả hai bên đến với nhau mà không mất bất cứ điều gì có giá trị quan trọng.
Biết trước vấn đề mà bạn có thể linh hoạt và và linh hoạt đúng cách thì bạn có thể đạt được bất kì thỏa thuận nào.
8. Không bao giờ giảm bớt lợi ích cốt lõi của bạn
Đây là câu thần chú cơ bản trong kinh doanh mà bạn nên áp dụng. Điều đó sẽ giúp giá cả và các điều khoản dễ được chấp nhận hơn các điều khoản mà không cần thu hẹp phạm vi của dịch vụ hoặc đòi hỏi những nhượng bộ tương đương.
Nguyên tắc là nếu như một công ty sẵn sàng để cắt bớt giá trị cốt lõi trong điều khoản của bạn, uy tín sẽ suy giảm, cả bây giờ và trong tương lai. Hơn nữa, nó sẽ khiến đối tác hoài nghi về khả năng và độ tin cậy của bạn, bởi vì bạn đã cho họ thấy rằng bạn đã không đưa ra cách giải quyết tốt nhất ngay từ đầu.
Không ảnh hưởng đến lợi ích của bạn
9. Hãy nắm chắc vũ khí của bạn
Trong trường hợp bạn đưa ra một lời đề nghị tốt thì hãy thoải mái với nó. Tuyệt đối không phải hạ mình hay lo lắng trước mặt đối tác, nếu không họ sẽ tìm cách đạt được nhiều hơn thế bằng cách đòi bạn thay đổi những điểm bất lợi của họ trong đàm phán.
Không nên quá nhún nhường, trong trường hợp bạn đã cung cấp những lợi ích tốt nhất mà không đạt được thỏa thuận thì chuyên gia đàm phán kinh doanh Brodow khuyên rằng “luôn sẵn sàng bỏ đi” bởi một giao dịch khác có thể chỉ là vấn đề thời gian, do đó, hãy kiên trì với quan điểm của mình.
10. Ngay khi đạt được bất kì điều khoản nào hãy ghi nhớ ra giấy
Sau khi đạt được bất kì một thỏa thuận nào thì hãy xác nhận, hợp pháp những điểm đó ra giấy trước khi tiếp tục phiên đàm phán. Bởi vì thông thường một cuộc đàm phán kinh doanh sẽ không diễn ra như cách bạn muốn, có nhiều điểm quan trọng, nhiều thứ sẽ thay đổi và sự căng thẳng sẽ khiến bộ nhớ của bạn bị đầy, nếu để lâu bạn sẽ nhầm lẫn.
Thứ hai, kinh nghiệm cho thấy nhiều lần trong các cuộc đàm phán diễn ra giữa các nhà lãnh đạo của các tổ chức hoặc những người thực hiện nhưng không được ghi lại dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý.
Vậy để giảm thiểu công sức và tránh nhầm lẫn, tranh cãi thì việc ghi ra văn bản là bắt buộc. Điều đó sẽ giúp bạn có nắm chắc những điểm đã đạt được của cả hai bên trong quá trình đàm phán.
Để lại một bình luận