10 câu “kỵ” nói với sếp

10 câu “kỵ” nói với sếp
0 Shares

Đừng nên “ra lệnh” cho sếp phải làm cái này cái kia.

Dù cho bạn có ghét sếp mình như thế nào, họ vẫn là một phần trong cuộc sống của bạn, vì bạn vẫn cần lời giới thiệu của họ cho công việc mới. Vì thế, đừng phũ phàng nói thẳng với anh ta: “Tôi bỏ việc vì không chịu đựng được sếp”!

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên là nhân tố quan trọng của công việc. Nếu bạn muốn gây ấn tượng với sếp, tốt hơn hết hãy tránh xa 10 câu nói dưới đây.

“Chuông báo thức lại không reo”

Mọi người đều gặp những rắc rối như tắc đường, máy giặt hỏng hay chuông báo thức không reo. Thế nhưng, những vấn đề đó không thể thuyết phục sếp khi đi làm muộn, thậm chí làm cho sếp bực mình thêm.

Chắc chắn sếp sẽ nói: “Điều đó thể hiện anh/chị không quan tâm đến công việc. Tại sao anh/chị không nói thẳng là mình không thể ra khỏi giường và đi làm đúng giờ.”

“Chúng ta nên chọn một chỗ tốt hơn để tổ chức tiệc công ty”

Chê bai đã không tốt, than vãn còn tệ hơn nhiều. Sếp đã suy nghĩ và tham khảo ý kiến của tất cả nhân viên trước khi đưa ra quyết định nào đó, thế nên việc chê bai của bạn sẽ khiến sếp tức điên lên mất.

“Vâng, thế nào cũng được”

Trong khi sếp đang tận tụy vì công việc, còn bạn lại ngủ gật trong cuộc họp hay tỏ ra không quan tâm thì quả không hay chút nào. Thái độ lười bếng của bạn cũng ảnh hưởng đến mọi người xung quanh đấy.

Xem thêm  “Khởi động” lại sự nghiệp

“Chưa đến lúc tôi được tăng lương sao?”

Đừng đến gặp sếp và đòi hỏi tăng lương chỉ bằng câu nói này. Bạn nên chuẩn bị một danh sách các thành tích mình đã đạt được, thể hiện công lao giúp tăng lãi suất, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho công ty của bạn. Danh sách này càng chi tiết càng tốt.

“Đó không phải lỗi của tôi”

Rắc rối có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất kỳ ai, đừng đổ tội hoặc từ chối lỗi lầm của mình. Bạn sẽ được tôn trọng hơn nếu bạn nói rõ bạn đã làm sai điều gì.

Ví dụ, bạn đưa cho sếp một bản báo cáo và sau đó phát hiện ra con số đưa ra không đúng, lúc đó bạn nên bày tỏ việc sửa sai bằng cách liên hệ với những người liên quan để xác nhận lại thông tin.

“Sếp có muốn ‘chát chít’ với tôi?”

Đừng bao giờ mời sếp trở thành một trong những người bạn trực tuyến của bạn. Tốt hơn hết bạn nên để cuộc sống “công – tư” rõ ràng và riêng biệt.

“Đây không phải là công việc của tôi”

Nếu bạn không có những kỹ năng cần thiết cho dự án công việc mới, hãy thành thật với sếp hơn là tỏ ra khó khăn khi thực hiện. Việc đề nghị được tham dự khóa học bổ sung cũng là điều nên làm.

“Tôi sắp kết hôn và quá bận để làm việc”

Xem thêm  10 cách để quản lý những nhân viên quá nhiều cảm xúc

Đừng bao giờ để chuyện gia đình ảnh hưởng tới công việc của bạn. Bạn được trả lương để làm việc cơ mà. Nếu vấn đề cá nhân “làm gián đoạn” công việc, bạn hãy xin sếp cho thêm thời gian, thậm chí xin nghỉ phép để hoàn thành mọi việc.

“Tôi bỏ việc vì không chịu đựng được sếp”

Dù cho bạn có ghét sếp mình như thế nào, họ vẫn là một phần trong cuộc sống của bạn, vì bạn vẫn cần lời giới thiệu của họ cho công việc mới.

“Mùi sếp tệ quá/ cà vạt sếp không ổn lắm/ đây có phải ảnh mẹ và vợ sếp không?”

Nếu bạn nói những điều này với sếp, chắc hẳn khả năng “ngoại giao” của bạn có vấn đề. Nếu bạn không giỏi giao tiếp, hãy nên suy nghĩ trước khi nói. Việc chủ đông và thân thiện sẽ giúp bạn trò chuyện với sếp dễ dàng và thành công hơn. Thế nhưng cũng nên nhớ rằng đừng “buôn” điều gì không hay sau lưng sếp nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *